Bản chất về thế chấp 

0
345

Bản chất về thế chấp 

Khái niệm

Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thế chấp tài sản cụ thể như sau

Điều 317. Thế chấp tài sản

  1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

Thế chấp là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ về tài sản do các bên thỏa thuận (bên  thế chấp và nhận thế chấp), theo đó bên thế chấp dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm cho nghĩa vụ và không giao cho bên nhận thế chấp mà chỉ giao các giấy tờ liên quan đến tài sản cho bên nhận thế chấp giữ.

Ví dụ: Ông A có một căn nhà, do đang cần một khoản tiền lớn để cho con đi du học nên ông A đã vay tiền của ông B, để được vay tiền của ông B thì ông B yêu cầu  phải lấy tài sản có giá trị nào đó để đảm ông A sẽ thực hiện nghĩa vụ là trả tiền cho ông B đúng thời hạn nên ông A đã mang giấy tờ ( sổ đỏ ) của căn nhà mình giao cho ông B nắm giữ nhưng không giao căn nhà, khi đó ông A vẫn có quyền được sử dụng và khai thác nguồn lợi từ căn nhà đó mang lại , tuy nhiên ông A không được định đoạt căn nhà này do ông không còn giấy tờ giao dịch ( giấy tờ đã giao cho ông B).Như vậy trường hợp ông A giao giấy tờ của căn nhà đang cho thuê cho ông B để vay tiền của ông B là thế chấp tài sản (cụ thể là thế chấp căn nhà).

Bản chất

Về bản chất thế chấp là một biện pháp bảo đảm có tính chất vật quyền nhằm bảo đảm cho quan hệ trái quyền (tức là vừa có tính chất vật quyền vừa có tính chất trái quyền).

– Tính chất trái quyền được thể hiện thông qua hợp đồng thế chấp được xác lập và đó phải là một hợp đồng hợp pháp (phải có đăng ký chứng thực).

– Tính chất vật quyền được thể hiện thông qua các quyền trực tiếp của bên nhận thế chấp đối với tài sản thế chấp.

Ví dụ: thừa nhận cho chủ nợ có bảo đảm đầy đủ các quyền năng của một người có vật quyền đối với tài sản thế chấp.

+ Quyền truy đòi tài sản: chủ nợ có thể thực hiện quyền của chủ bao gồm: tiến hành kê biên và bán tài sản, bất kể lúc đó tài sản đang nằm trong tay ai và thuộc về ai. Tất cả mọi người, kể cả chủ sở hữu, người quản lý, người chiếm hữu tài sản, đều phải tôn trọng các quyền đó của chủ nợ có bảo đảm.

+ Quyền ưu tiên, chủ nợ có quyền bảo đảm được xác lập trước là sẽ được phép lấy trước tiền trả nợ từ tiền bán tài sản, chủ nợ có quyền bảo đảm được xác lập sau phải chấp nhận lấy sau từ những gì còn lại trong giá bán tài sản.

       Đặc điểm

1.Vật quyền được thiết lập trên tài sản nhằm bảo đảm cho nghĩa vụ

Hướng đến nhằm đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm chủ sở hữu thực hiện nhiệm vụ của mình. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ thì bên nhận thế chấp có quyền xử lý tài sản theo thỏa thuận hoặc theo pháp luật quy định để bù trừ nghĩa vụ.

2.Không thể bị phân chia.

Ví dụ: A thế chấp 2 chiếc xe ô tô để vay số tiền là 2 tỷ đồng từ ngân hàng X. Sau một thời gian A trả được 1 tỷ 2. Tuy nhiên A không được phép lấy lại một chiếc ô tô đã thế chấp. Như vậy A chỉ khi A hoàn thành nghĩa vụ của mình là trả hết 2 tỷ đồng, thì mới có quyền lấy lại tài sản.

Như vậy, nhiều tài sản được thế chấp để thực hiện một nghĩa vụ thì từng  tài sản đó đều được xác định để bảo đảm cho toàn bộ nghĩa vụ mà bên thế chấp phải thực hiện.

 

3.Có thể thay thế

Ví dụ: Anh A thế chấp cho B một chiếc xe ô tô của mình. Sau một thời gian A cho C mượn xe để sử dụng, vì không cẩn thận nên C đã làm hỏng chiếc xe vì vậy C đã đền bù 1 khoản tiền tương đương giá trị của chiếc xe. Khi đó số tiền đền bù sẽ được thay thế tài sản thế chấp khi đó B có nghĩa vụ phải báo cho C biết là mình có quyền được được nhận số tiền đó.

>>>> Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.