Cuộc sống càng phát triển, vấn đề môi trường càng ngày càng trở nên cấp bách, do có quá nhiều nguyên nhân khiến môi trường có thể trở nên ô nhiễm. Do đó, có rất nhiều công ty môi trường được mở ra để giải quyết vấn đề này. Vậy các bước thành lập công ty môi trường là gì? Dưới đây là những tư vấn của một công ty luật uy tín.
Bước 1: Hồ sơ Thành lập công ty
Hồ sơ cần chuẩn bị:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực sau:
- Giấy CMND, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
- Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
- Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức
Cơ quan tiếp nhận: Cơ quan đăng ký kinh doanh tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Thời gian thực hiện: 06-08 ngày làm việc
Ngoài ra nếu bạn quan tâm đến dịch vụ thành lập doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, vui lòng liên hệ
Bước 2: Xin cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại
Các văn bản pháp lý:
- Luật Bảo vệ môi trường 2014;
- Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu;
- Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại
Điều kiện để được cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại
- Địa điểm thuộc quy hoạch do cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Có khoảng cách để không ảnh hưởng xấu đối với môi trường và con người;
- Có công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc lưu giữ và xử lý chất thải nguy hại đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
- Có công trình, biện pháp bảo vệ môi trường;
Hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại
- Đơn đăng ký theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 36/2015/TT-BTNMT;
- Bản sao báo cáo đánh giá tác động môi được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải hoặc các hồ sơ, giấy tờ thay thế;
- Bản sao văn bản về quy hoạch có nội dung quản lý, xử lý chất thải do cơ quan có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên phê duyệt;
- Các giấy tờ pháp lý đối với trạm trung chuyển CTNH (nếu có);
- Các mô tả, hồ sơ theo mẫu;
- Kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý CTNH
Hy vọng bài viết đã giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề này. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm, vui lòng liên hệ.