Nội dung điều kiện cấp giấy phép hoạt động xây dựng tại Việt Nam
Hiện nay có nhiều nhà thầu nước ngoài đang hoạt động xây dựng tại nước ta, vì cơ sở hạ tầng các đơn vị trong nước chưa đủ đáp ứng, cũng như tạo sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Vậy điều kiện nhà thầu nước ngoài được cấp phép kinh doanh tại nước ta là gì? Dưới đây là những tư vấn của chúng tôi.
-
Điều kiện nhà thầu nước ngoài được cấp phép hoạt động xây dựng tại Việt Nam
- Đã có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu của chủ đầu tư;
- Có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc nhận thầu theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Ngoài ra, nếu chi nhánh công ty nước ngoài muốn thay đổi sang ngành nghề xây dựng thì phải làm thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh.
-
Hồ sơ cấp Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài là tổ chức
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng theo mẫu;
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp màu văn bản gốc có định dạng ảnh hoặc định dạng khác (*.pdf) văn bản về kết quả đấu thầu hoặc quyết định chọn thầu hoặc hợp đồng giao nhận thầu hợp pháp;
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp màu văn bản gốc có định dạng ảnh hoặc định dạng khác (*.pdf) giấy phép thành lập (hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức) và chứng chỉ hành nghề (nếu có) của nước, nơi mà nhà thầu nước ngoài mang quốc tịch cấp hoặc nơi mà nhà thầu đang thực hiện dự án cấp;
- Tệp tin chứa bản chụp màu văn bản gốc có định dạng ảnh hoặc định dạng khác (*.pdf) biểu báo cáo kinh nghiệm hoạt động xây dựng liên quan đến công việc nhận thầu theo mẫu và báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán trong 3 năm gần nhất;
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp màu văn bản gốc có định dạng ảnh hoặc định dạng khác (*.pdf) hợp đồng liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc hợp đồng với nhà thầu phụ Việt Nam (có trong hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ chào thầu), trong đó xác định rõ phần việc mà nhà thầu Việt Nam thực hiện;
- Giấy đăng ký kinh doanh của nhà thầu phụ Việt Nam;
- Giấy ủy quyền hợp pháp đối với người nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu;
- Tệp tin chứa bản chụp màu văn bản gốc có định dạng ảnh hoặc định dạng khác (*.pdf) quyết định đầu tư dự án hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư.
Lưu ý:
- Đơn đề nghị phải được lập bằng tiếng Việt;
- Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhà thầu là pháp nhân nước ngoài; Chứng chỉ hành nghề của nhà thầu là cá nhân nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Các giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng, chứng thực;
- Đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng phát sinh trong cùng một năm thì hồ sơ không cần thiết phải bao gồm các tài liệu về giấy phép thành lập; chứng chỉ hành nghề; biểu báo cáo kinh nghiệm hoạt động xây dựng liên quan đến công việc nhận thầu.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin cấp Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài
- Với dự án nhóm A, dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn 02 tỉnh trở lên: Cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng;
- Với dự án nhóm B, nhóm C: Sở Xây dựng tỉnh, thành phố.
Nếu doanh nghiệp nước ngoài đã được phép kinh doanh tại nước ta mà muốn thêm ngành nghề xây dựng thì phải tiến hành bổ sung ngành nghề kinh doanh
Nhà thầu nước ngoài nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan cấp Giấy phép hoạt động xây dựng.
Trong vòng 05 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ xem xét và yêu cầu bổ sung, sửa chữa nếu hồ sơ còn thiếu hoặc chưa phù hợp; đồng thời ra hướng dẫn bằng văn bản.
Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép xem xét và cấp Giấy phép hoạt động xây dựng xây dựng cho nhà thầu nước ngoài hoặc từ chối cấp và nêu rõ lý do.
Hy vọng bài viết đã giải dáp thắc mắc của bạn. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi.