Nội dung thủ tục xử lý trách nhiệm bồi thường vật chất
Khái niệm:
Bồi thường thiệt hại về vật chất trong quan hệ lao động là nghĩa vụ của Người lao động phải bồi thường những thiệt hại về tài sản cho Người sử dụng lao động do hành vi vi phạm kỉ luật lao động, vi phạm hợp đồng, trách nhiệm gây ra. Bộ Luật Lao động 2012 quy định rõ về thủ tục xử lý trách nhiệm bồi thường vật chất như sau:
Căn cứ xử lý bồi thường thiệt hại về vật chất
– Hành vi vi phạm kỷ luật: Hành vi vi phạm nội quy, sự điều hành hợp pháp của Người sử dụng trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động gây thiệt hại về tài sản cho Người sử dụng lao động. Trường hợp giữa các bên có Hợp đồng trách nhiệm thì sự vi phạm thỏa thuận trong Hợp đồng gây thiệt hại về tài sản cho Người sử dụng cũng là căn cứ để bồi thường
– Có thiệt hại về tài sản cho Người sử dụng lao động: Nếu Người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật nhưng không gây thiệt hại về tài sản thì không phải bồi thường, thiệt hại ở đây là sự biến đổi theo chiều hướng xấu thể hiện ở những tổn thất thực tế được tính bằng tiền, gồm thiệt hại trực tiếp và gián tiếp: trực tiếp là do chính hành vi gây ra sự giảm sút giá trị, mất mát tài sản; gián tiếp là thiệt hại kéo theo như phần lợi nhuận bị bỏ lỡ, thu nhập bị mất, giảm sút mà lẽ ra đơn vị có được. Việc bồi thường vật chất trong Bộ Luật Lao động chỉ căn cứ vào thiệt hại trực tiếp mà không phải bồi thường thiệt hại gián tiếp.
– Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm kỷ luật và thiệt hại tài sản: chỉ khi chứng minh được sự thiệt hại tài sản là do hành vi vi phạm gây ra thì Người lao động mới phải bồi thường
– Có lỗi của người vi phạm: áp dụng với cả lỗi cố ý và vô ý, nếu cố ý thì bồi thường theo quy định của Pháp luật dân sự., mức và cách thức trong nội quy. Vô ý mà gây thiệt hại không nghiêm trọng dưới 5 triệu thì cao nhất là 3 tháng lương và bị khấu trừ dân và lương. Các trường hợp khác hoàn toàn do Người sử dụng lao động quyết định và quy định trong nội quy lao động. Trong trường hợp có lỗi do mất năng lực hành vi lao động hoặc do sự kiện bất khả kháng thì không được áp dụng việc bồi thường.
Các trường hợp phải bồi thường:
– Người lao động làm hư hỏng dụng cụ , thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại về tài sản của đơn vị thì phải bồi thường theo quy định của Pháp luật về thiệt hại gây ra. Việc khấu trừ dần vào tiền lương hàng tháng không được quá 30% lương.
– Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, làm mất tài sản khác do Doanh nghiệp giao hoặc tiêu tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì tùy trường hợp phải bồi thường thiệt hại 1 phần hoặc toàn bộ theo giá thị trường, Trong trường hợp có Hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo Hợp đồng trách nhiệm. Trường hợp bất khả kháng không phải bồi thường
>>>> Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty tại Hà Nội