Nội dung về việc hủy bỏ hợp đồng tín dụng.

0
604

Nội dung về việc hủy bỏ hợp đồng tín dụng.

  • Về bản chất, HĐTD là một dạng cụ thể của hợp đồng vay tài sản được quy định tại Điều 463 BLDS 2015: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.” Theo đó, HĐTD là sự thỏa thuận giữa ngân hàng (bên cho vay) và bên đi vay về việc chuyển một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, hủy bỏ hợp đồng tín dụng có thể được bồi thường thiệt hại theo bảo hiểm, tuy nhiên, có những trường hợp không phải bồi thường thiệt hại. Tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội xin được giải đáp như sau: 
  • Việc hủy bỏ hợp đồng tín dụng cũng được áp dụng theo quy định tại Điều 423 BLDS 2015:

“ 1. Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:

  1. a) Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;
  2. b) Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;
  3. c) Trường hợp khác do luật quy định.
  4. Vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
  5. Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.”

Theo đó, nếu một trong hai bên cho vay và bên đi vay chậm thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc không có khả năng thực hiện thì hợp đồng tín dụng sẽ bị hủy bỏ. Cụ thể, bên cho vay có nghĩa vụ chuyển giao đầy đủ đúng hạn và địa điểm cho bên đi vay; nghĩa vụ kiểm tra, giám sát sử dụng tiền vay và trả nợ của bên đi vay. Còn bên đi vay có nghĩa vụ sử dụng khoản vay hiệu quả, đúng mục đích, đồng thời phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi cho bên cho vay theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.

  • Khi hợp đồng tín dụng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận và hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ đi chi phí.

Trên đây là nội dung tư vấn luật về vấn đề hủy bỏ hợp đồng tín dụng. Mọi thắc mắc hay có nhu cầu giải đáp về tư vấn đất đai xin vui lòng liên hệ về Công ty Luật TNHH Tư vấn LawKey Việt Nam để được tư vấn chi tiết. 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.