Phân biệt phiên tòa dân sự sơ thẩm và phiên tòa dân sự phúc thẩm?
Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định cụ thể về phiên tòa dân sự như sau:
Phiên tòa sơ thẩm | Phiên tòa phúc thẩm | |
Cơ sở phát sinh | đơn khởi kiện được tòa án thụ lý | đơn kháng cáo của người tham gia tố tụng hoặc kháng nghị của viện kiểm sát. |
Tòa án có thẩm quyền giải quyết | Tòa án thụ lý vụ án có đầy đủ thẩm quyền giải quyết | Tòa án cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết |
Nguyên đơn rút đơn kiện | Không cần có sự đồng ý của bị đơn, đình chỉ xét xử vụ án | Phụ thuộc vào vị đơn có đồng ý hay không, có kiện ngược lại không |
Hậu quả của đình chỉ xét xử | Chấm dứt toàn bộ vụ án | Trường hợp cá nhân tổ chức không có người thừa kế thì chấm dứt toàn bộ vụ án, trường hợp rút đơn kháng cáo kháng nghị thì bản án quyết định sơ thẩm sẽ có hiệu lực. |
Hòa giải | Tại phiên tòa thẩm phán hỏi các đương sự có thỏa thuận với nhau không, nếu thỏa thuận được thì công nhận sự thỏa thuận đó. | Tại phiên tòa phúc thẩm, nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Các đương sự tự thỏa thuận với nhau về việc chịu án phí sơ thẩm, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định theo quy định của pháp luật. |
Hỏi và tranh luận | Hỏi và tranh luận những vấn đề liên quan đến vụ án | Hỏi và tranh luận những vấn đề thuộc phạm vi kháng cáo, kháng nghị |
Hiệu lực | Chưa có hiệu lực ngay | Có hiệu lực pháp luật ngay |
Trên đây là nội dung cụ thể về sự khác nhau giữa phiên tòa dân sự sơ thẩm và phiên tòa dân sự phúc thẩm. Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn về hồ sơ thành lập công ty xin vui lòng liên hệ về Công ty TNHH Tư vấn Luật LawKey Việt Nam để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất.