Phân tích về thỏa ước lao động tập thể
Thỏa ước lao động tập thể được quy định trong Bộ luật Lao động 2012 cụ thể như sau:
Khái niệm
Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể Người lao động và Người sử dụng lao động về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động
– Thỏa ước lao động có bản chất pháp lý song hợp. Sự song hợp được thể hiện ở việc thỏa ước vừa mang tính chất hợp đồng vừa mang tính quy phạm.
Đặc điểm:
+ Tính hợp đồng của Thỏa ước: Được hình thành trên cơ sở sự thương lượng, thỏa thuận giữa các bên nên đương nhiên mang tính chất khế ước. Nội dung của Thỏa ước thường là điều kiện lao động, điều kiện sử dụng lao động, quyền nghĩa vụ trong Quan hệ lao động.
+ Tính quy phạm của Thỏa ước: Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa Hợp đồng lao động và Thỏa ước. Tính quy phạm được hình thành qua nội dung, trình tự ký kết và hiệu lực của Thỏa ước. Về nội dung, Thỏa ước cụ thể hóa các quy định của Pháp luật nên thường được xây dựng dưới dạng quy phạm. trình tự thủ tục ký kết tuân theo trình tự nhất định. Hiệu lực toàn đơn vị của Thỏa ước làm cho Thỏa ước được coi như “ luật” ở Doanh Nghiệp.
+ Tính tập thể của Thỏa ước: Về chủ thể, một bên của Thỏa ước bao giờ cũng là đại diện của Tập thể lao động. Về nội dung các thỏa thuận trong Thỏa ước bao giờ cũng liên quan đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của Tập thể trong đơn vị
Vai trò của Thỏa ước:
+ Thỏa ước tạo nên cộng đồng quyền lợi và trách nhiệm giữa 2 bên: Biện pháp tốt nhất và hữu hiệu nhất để nâng cao ý thức trách nhiệm của các bên đồng thời giúp các bên đạt được lợi ích của mình chính là Thỏa ước
+ Thỏa ước góp phần điều hòa lợi ích, ngăn ngừa mâu thuẫn xung đột trong Quan hệ lao động: Với Người lao động thì Thỏa ước giúp họ bình đẳng trong mối quan hệ với Người sử dụng lao động. Đối với NSDLĐ thỏa ước giúp họ kiềm chế xu hướng lạm quyền đối với Người lao động, đảm bảo cho họ quyền làm chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ổn định và phát triển doanh nghiệp[, nâng cao ý thức của Người lao động đối với việc thực hiện nghĩa vụ lao động
+ Thỏa ước là cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết tranh chấp lao động:
+ Thỏa ước là nguồn quy phạm đặc biệt bổ sung cho Người lao động: Thỏa ước vừa mang tính hợp đồng vừa mang tính quy phạm nên Thỏa ước góp phần cho sự hoàn thiện Pháp luật lao động
>>>> Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty