Vấn đề bằng sáng chế tại nước ta

0
244

Sở hữu trí tuệ là một lĩnh vực mà hầu như công ty  doanh nghiệp cá nhân tổ chức nào cũng quan tâm. Đặc biệt là những sáng chế có giá trị, được chủ nhân của nó sẽ tiến hành đăng ký bản quyền ngay lập tức. Dưới đây là những tư vấn của một văn phòng luật uy tín về vấn đề này. 

  1. Khái niệm sáng chế

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm thông qua hình thành một cơ cấu hoạt chất mới hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế được bảo hộ dưới hai hình thức cơ bản:

  • Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện: có tính mới, trình độ sáng tạo, và có khả năng áp dụng công nghiệp;
  • Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện: có tính mới và có khả năng áp dụng công nghiệp.

Theo Luật Sở hữu trí tuệ không phải tất cả các lĩnh vực công nghệ đều là đối tượng bảo hộ của sáng chế. Ví dụ, phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học, chương trình máy tính, cách thức thể hiện thông tin phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa trị bệnh cho người và động vật, …không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế. Nếu bạn có nhu cầu nghiên cứu hồ sơ thành lập doanh nghiệp, vui lòng liên hệ với chúng tôi. 

  1. Hồ sơ đăng ký sáng chế bao gồm những gì?

  • Tờ khai đăng ký sáng chế được làm theo mẫu của Cục Sở hữu trí tuệ ban hành (in 03 bộ).
  • Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích, bao gồm tên sáng chế/giải pháp hữu ích, phần mô tả, phần ví dụ minh hoạ, phần yêu cầu bảo hộ và phần tóm tắt;
  • Hình vẽ minh hoạ (nếu có);
  • Bản sao tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên có xác nhận của cơ quan nơi đơn ưu tiên được nộp (chỉ yêu cầu đối với đơn xin hưởng quyền ưu tiên theo Công ước Paris). Tài liệu này có thể được bổ sung trong thời hạn 03 tháng tính từ ngày nộp đơn.
  • Đối với các đơn PCT nộp vào quốc gia Việt Nam thì ngoài các tài liệu nêu trên, cần phải cung cấp các tài liệu sau đây: Công bố đơn PCT, Báo cáo Xét nghiệm Sơ bộ Quốc tế (PCT/IPEA/409) (nếu có), Thông báo về những thay đổi liên quan tới đơn (PCT/IB/306) (nếu có), Báo cáo Kết quả Tra cứu Quốc tế (PCT/ISA/210)… Đối với trường hợp này, có thể bổ sung bản gốc của Giấy Uỷ Quyền trong thời hạn là 34 tháng tính từ ngày ưu tiên. Các thông tin cần cung cấp:
    • Họ tên đầy đủ, địa chỉ và quốc tịch của người nộp đơn;
    • Họ tên đầy đủ, địa chỉ và quốc tịch của tác giả sáng chế/giải pháp hữu ích;
    • Tên của sáng chế/giải pháp hữu ích;
    • Số đơn ưu tiên, ngày ưu tiên và nước ưu tiên của đơn (trong trường hợp đơn có xin hưởng quyền ưu tiên);
    • Số đơn quốc tế và số công bố đơn quốc tế (trong trường hợp là đơn PCT nộp vào quốc gia Việt Nam).

Ngoài ra, nếu bạn quan tâm để thủ tục thành lập công ty TNHH hãy liên hệ với chúng tôi. 

  1. Thời hạn thực hiện thủ tục đăng ký sáng chế là bao lâu? 

  • Thời hạn xin hưởng quyền ưu tiên theo Công ước Paris cho đơn sáng chế/giải pháp hữu ích là 12 tháng tính từ ngày ưu tiên;
  • Thời hạn để đơn PCT nộp vào quốc gia Việt Nam là 31 tháng tính từ ngày ưu tiên;
  • Trong những trường hợp cần thiết, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam có thể yêu cầu bổ sung Giấy xác nhận việc chuyển nhượng và bản dịch tiếng Việt của tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên;
  • Thời hạn để nộp yêu cầu xét nghiệm nội dung là 42 tháng (đối với đơn xin cấp Bằng độc quyền sáng chế) hoặc 36 tháng (đối với đơn xin cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích) tính từ ngày ưu tiên sớm nhất;

Hy vọng bài viết đã giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề này. 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.