Vấn đề về phiên điều trần trong xử lý vụ việc cạnh tranh

0
306

Vấn đề về phiên điều trần trong xử lý vụ việc cạnh tranh

Pháp luật cạnh tranh quy định về phiên điều trần trong xử lý vụ việc cạnh tranh như sau: 

Luật cạnh tranh 2018 quy định chậm nhất là 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 91 Luật Cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh phải mở phiên điều trần.

Thứ hai, phiên điều trần được tổ chức công khai. Trường hợp nội dung điều trần có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh thì có thể được tổ chức kín.

Thứ ba, quyết định mở phiên điều trần và giấy triệu tập tham gia phiên điều trần phải được gửi cho bên khiếu nại, bên bị điều tra và các tổ chức, cá nhân liên quan chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày mở phiên điều trần; trường hợp đã được Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh triệu tập tham gia phiên điều trần mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc đã được triệu tập tham gia phiên điều trần hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh vẫn tiến hành xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định.

Thứ tư, những người tham gia phiên điều trần bao gồm:

(i) Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;

(ii) Bên khiếu nại;

(iii) Bên bị điều tra;

(iv) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên khiếu nại, bên bị điều tra;

(v) Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh và điều tra viên vụ việc cạnh tranh đã điều tra vụ việc cạnh tranh;

(vi) Thư ký phiên điều trần;

(vii) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và những người khác được ghi trong quyết định mở phiên điều trần.

Thứ năm, tại phiên điều trần, người tham gia phiên điều trần trình bày ý kiến và tranh luận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Các ý kiến và tranh luận tại phiên điều trần phải được ghi vào biên bản.

Điều 93 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về phiên điều trần – một chế định từng được coi đột phá trong hệ thống pháp luật của Việt Nam. Lần đầu tiên, pháp luật đã giao cho cơ quan hành chính Nhà nước thẩm quyền xử lý một vụ việc vi phạm pháp luật thông qua phiên điều trần, trong đó các bên liên quan sẽ có cơ hội được trình bày quan điểm và trao đổi trực tiếp với các bên tham gia tố tụng và người tiến hành tố tụng khác.

Về mặt cơ bản, những người tham gia tố tụng cạnh tranh giống như những người tham gia trong Tố tụng dân sự, Tố tụng hình sự. Tuy nhiên điều trần không phải là 1 phiên tòa.

Nhiệm vụ quyền hạn của những người tham gia điều trần khác với Tố tụng dân sự, Tố tụng hình sự.

Những người tham gia hội đồng xét xử không phải là thẩm phán mà là những thành viên trong hội đồng xử lý do hội đồng cạnh tranh thành lập ra.

Tuy nhiên, trong lĩnh vực cạnh tranh, Luật Cạnh tranh quy định trước khi ra quyết định xử lý vụ việc gây hạn chế cạnh tranh, Hội đồng xử lý phải tổ chức phiên điều trần với sự tham gia của thành viên Hội đồng xử lý, thư ký phiên điều trần; điều tra viên đã điều tra vụ việc cạnh tranh; bên bị điều tra; bên khiếu nại; luật sư và những người khác được ghi trong quyết định mở phiên điều trần. Cơ chế này đã đảm bảo cho người vi phạm trong lĩnh vực hạn chế cạnh tranh có cơ hội trao đổi lại các vấn đề có liên quan đến vụ việc hạn chế cạnh tranh, tránh việc áp đặt ý chí đơn phương của cơ quan Nhà nước trên cơ sở áp dụng chưa thấu đáo pháp luật cạnh tranh.

Do đó, dù phiên điều trần không phải là một phiên tòa nhưng nó là là một phiên xét xử theo trình tự tranh tụng. Tìm hiểu về phiên điều trần trong xử lý vụ việc cạnh tranh là việc cần thiết đối với các doanh nghiệp, thương nhân có ý định thành lập doanh nghiệp để bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi tham gia tham gia vào quan hệ pháp luật Cạnh tranh.

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.